WHAT'S NEW?
Loading...

Top các vị tướng khó chơi nhất Liên Minh Huyền Thoại


Để tiếp cận một vị tướng Liên Minh Huyền Thoại, các game thủ tốn không ít thời gian để quen tay. Tuy nhiên, một số vị tướng yêu cầu tới trình độ cao chứ không chỉ là thời gian.
Ở bài viết lần này, chúng ta sẽ đến với top các vị tướng khó chơi nhất Liên Minh Huyền Thoại. Các vị tướng này yêu cầu trình độ xử lí ở mức độ rất cao, đồng thời cũng cần cân nhắc ra vào giao tranh hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, chúng cần yêu cầu một năng khiếu và kinh nghiệm không nhỏ từ các game thủ bắt nguồn bởi Stream của các game thủ đỉnh cao.
I. Riven

Riven là một vị tướng cực khó trong Liên Minh Huyền Thoại. Sau một phiên bản Riven bị nerf rất mạnh từ Riot, tỉ lệ thắng của vị tướng này sụt đi khá nhiều. Cho đến hiện tại, Riven yêu cầu một trình độ kĩ năng cá nhân ở mức xuất sắc. Còn lại, các game thủ thường không phát huy hết hiệu quả và chất tướng vốn có của Kẻ Lưu Đày.
Sử dụng tốt Riven, người chơi đầu tiên cần luyện tập cho quen tay. Luyện tập quen tay để tạo cho mình những thói quen cơ bản, cách sử dụng Combo cho hợp lí. Sau đó, chúng ta có thể theo dõi Stream của các game thủ chuyên nghiệp để nắm được các mẹo, khả năng căn sát thương, cách đưa đường con trỏ chuột. Từ đó, vừa kết hợp hai kĩ năng trên, vừa tìm kiếm trận đấu chuyên nghiệp để luyện tập cách kĩ năng thứ 3 – kĩ năng khó nhất của các game thủ cầm Riven: “Lao vào giao tranh hợp lí”. Vì sao nó quan trọng, bởi vì Riven sở hữu khá nhiều nhược điểm. Là tướng sát thương lại phải lao vào giao tranh, chắc chắn Riven sẽ gặp nhiều khó khăn nếu đối phương là đội hình bảo kê. Vì vậy, Riven chỉ có một cách đó là lấy công bù thủ.
Riven yếu đi rất nhiều sau đợt nerf.
II. Anivia
Anivia là một vị tướng khó chơi với các game thủ Liên Minh Huyền Thoại, đặc biệt là những game thủ chưa có nhiều kinh nghiệm ở vị trí pháp sư. “Chim Băng” có Animation khá tệ, khó khăn trong việc di chuyển, né kĩ năng và Lasthit, lại mang phong cách chậm chạp, yếu về giai đoạn đầu trận đấu. Lối chơi Anivia cũng mang theo thiên hướng bị động, hiệu quả hơn khi đối phương lao vào trước. Ngoài ra, nhược điểm lớn nhất của Anivia thường các game thủ hay mắc phải. Đó chính là khâu đi đường khá yếu. Nhiều game thủ tỏ ra thiếu kiên nhẫn trong khoảng thời gian đầu dẫn tới thọt khá sâu, dẫn tới một giai đoạn giữa trận và cuối trận không hiệu quả.
Để chơi tốt Anivia, các game thủ cần một khoảng thời gian ngậm đắng nuốt cay từ cấp độ 1-5, sau đó chịu khó farm bằng chiêu cuối. Anivia phụ thuộc khá nhiều vào bùa xanh nên các game thủ đi rừng cố gắng bảo vệ bùa xanh cho vị tướng này nhé. Anivia có ưu điểm tăng sức mạnh theo thời gian rất lớn nên yếu tố kiên nhẫn là quan trọng nhất. Hơn nữa, người chơi Anivia cần xử lí các tình huống bình tĩnh để tránh bóp team và bị Outplay.
Anivia cần lối chơi “Kiên Nhẫn” ở cấp độ cao.
III. Zed
Zed là vị tướng thoạt chừng dễ chơi nhưng để đạt hiệu quả tối đa lại vô cùng khó. Số lượng các game thủ sử dụng Zed vô cùng nhiều nhưng tỉ lệ đạt hiệu quả cao thì chỉ rơi vào tầm 20-30%. Tại sao con số lại thấp như vậy. Bởi nhiều người chơi chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian đầu hoặc giữa trận đấu, còn về cuối trận đấu, do ảnh hưởng từ lối chơi :“ Dồn sát thương chết xạ thủ hoặc pháp sư địch” nên họ thường mắc sai sót trong khâu lao vào giao tranh. Với các game thủ nổi tiếng về Zed, họ chọn thời điểm tốt nhất để gây sát thương vào đối phương chứ không chỉ là mục tiêu trên. Lời khuyên của chúng tôi rằng : Các game thủ chơi Zed nên đợi tình hình giao tranh hỗn loạn một chút rồi lao vào giao tranh thay vì vào đầu tiên.
Có một thực trạng rằng: Nhiều game thủ chơi Zed thường rất xanh ở khâu giai đoạn đi đường nhưng vẫn thua bởi không gánh được team. Vấn đề là ở từ xanh. Zed là vị tướng rất dễ bị Counter về cuối trận bởi Đồng Hồ Cát, Khăn Giải Thuật hoặc bởi các tướng bảo kê. Vì xanh thay đồng đội mà lại khộng đạt hiệu quả trong giao tranh, thua combat là điều tất nhiên. Tổng kết lại, người chơi Zed nên cố gắng tối đa hóa sát thương của mình trong giao tranh bởi sát thương tay của Zed là không hề nhỏ.
Zed cần một sự tỉnh táo để đạt hiệu quả cao.
IV. Udyr
Udyr là vị tướng đi rừng rất khó chơi, mặc dù sức mạnh của vị tướng này rất lớn.
So với các vị tướng đi rừng khác, Udyr không thua kém thậm chí hơn về sức mạnh. Udyr sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng lại mắc một nhược điểm chí mạng khiến vị tướng này biến mất trên đấu trường chuyên nghiệp. Nhưng dù sao, ở Solo Queue, Udyr vẫn rất mạnh bởi khâu phối hợp ở solo Queue không được tốt như đánh team.
Udyr có thể dọn quái rừng nhanh mà lại tốn ít máu, có thể tay đôi gần như là vô đối, rất mạnh khi có nhiều đồ. Tuy nhiên, Udyr mắc một vấn đề đó là không có quá nhiều kĩ năng tiếp cận đối phương, chủ yếu là “Cuốc Bộ” nên dễ bị nắm thóp từ đối phương. Tuy nhiên, với một game thủ có khả năng di chuyển tốt, Udyr là một vị tướng hoàn hảo. Ngoài ra, Udyr rất khó kết hợp với đồng đội và dễ bị “Chài” trong các giao tranh nhỏ hoặc tổng. Dù sao, Udyr là một vị tướng mạnh trong Liên Minh Huyền Thoại.
Udyr vẫn gây một sự lo lắng không hề nhẹ ở Solo Queue.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét